Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

ISO 50001

Tiêu chuẩn ISO 50001

ISO 50001 nền tảng để quản lý chi phí năng lượng và cắt giảm phát thải khí nhà kính.
Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, năng lượng đang dần trở nên một vấn đề trọng yếu đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp.Tiết kiệm năng lượng trực tiếp dẫn đến tiết kiệm các chi phí hoạt động cho tổ chức.Giảm tiêu dùng năng lượng cũng đồng thời dẫn tới giảm phát thải khí nhà kính và đóng góp một cách tích cực đến việc bảo toàn các nguồn lực tự nhiên.
ISO 50001 là tiêu chuẩn được công nhận trong cộng đồng quốc tế về hệ thống quản lý năng lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) phát hành. Một hệ thống quản lý năng lượng sẽ cho phép tổ chức, doanh nghiệp có được một phương thức tiếp cận có cấu trúc và tổng thể để cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng.Đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng sẽ giúp cho tổ chức, doanh nghiệp cải tiếu hiệu quả quản lý năng lượng và tìm kiếm các cơ hội tiết kiệm có tiềm năng.

SA 8000

SA 8000 là gì?

SA 8000  tiêu chuẩn quốc tế, phiên bản mới nhất được ban hành vào năm 2008, đưa các yêu cầu về Quản lý trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trong tổ chức.


SA 8000 được Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế thuộc Hội đồng Ưu tiên Kinh tế (CEP) xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế là một tổ chức Phi chính phủ, chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, có trụ sở đặt tại New York, Hoa Kỳ.

- Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các Công ty ở mọi qui mô lớn, nhỏ tại các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển

- Tiêu chuẩn SA 8000 là cơ sở cho các công ty cải thiện được điều kiện làm việc, cung cấp các giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật và thay đổi nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc.

Ngoài ra, các hiệp hội thông qua các chuẩn mực trách nhiệm xã hội khác tương tự SA 8000 như:
  • Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ISO 26000 - Social Responsibility do ISO bàn hành ngày 1/11/2010.
  • Chương trình BSCI –Business Social Compliance Initiative
  • Chương trình WRAP - Worldwide Responsible Accreditation Production.
Chi tiết về các chương trình trách nhiệm xã hội

ISO/TS 16949

ISO/TS 16949 là gì


ISO/TS 16949 là một tiêu chuẩn kỹ thuật gắn liền với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực ô tô xe máy của Mỹ, Đức, Pháp và Ý trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu về hệ thống quản lý cho việc thiết kế/phát triển, sản xuất, lắp đặt và dich vụ cho các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực ô tô xe máy.
Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đòi hỏi mức độ đẳng cấp thế giới về chất lượng sản phẩm, năng suất và khả năng cạnh tranh cũng như cải tiến liên tục.Để đạt được mục tiêu này nhiều nhà sản xuất xe nhấn mạnh việc các nhà cung cấp được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO / TS 16949, tiêu chuẩn về quản lý chất lượng cho các nhà cung cấp trong lĩnh vực ô tô, xe máy.
Tiêu chuẩn ISO/TS 16949 được xây dựng bởi Nhóm công tác đặc biệt về ô tô thế giới (IATF) nhằm khuyến khích cải tiến trong toàn chuỗi cung ứng và quá trình chứng nhận. Trên thực tế, đối với phần lớn các nhà sản xuất xe hàng đầu thế giới thì việc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật này là một yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động kinh doanh.
Tiêu chuẩn ISO/TS 16949 thay thế các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực ô tô xe máy của Mỹ, Đức, Pháp và Ý bao gồm  QS-9000, VDA6.1, EAQF và ASQ. Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu về hệ thống quản lý cho việc thiết kế/phát triển, sản xuất, lắp đạt và dich vụ cho các sản phẩm luên quan đến lĩnh vực ô tô xe máy. ISO/TS 16949 được ban hành đầu tiên vao năm 1999 và sửa đổi năm 2002, và đã có trên 45750 chứng chỉ được cấp cho ba khu vực châu Mỹ, Châu Âu và châu Á
Tiêu chuẩn này phù hợp với tổ chức nào?
Tiêu chuẩn ISO/TS 16949 liên quan đến tất cả các loại hình công ty cung cấp trong ngành ô tô, từ các nhà sản suất nhỏ cho đến các tổ chức đa quốc gia nằm có trụ sở ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chỉ có thể được áp dụng với các đơn vị sản xuất ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường thiết bị gốc.
Các tổ chức mong muốn tham gia vào thị trường ô tô, xe máy cần phải chờ cho đến khi nằm trong danh sách nhà cung cấp tiềm năng của khách hàng trong lĩnh vực ô tô, xe máy trước khi có thể tiến đến bước chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/TS 16949

ISO 27000

ISO 27000

ISO 27000 TOOLKIT là bộ sản phẩm an toàn đồng nhất do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phối hợp với Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) xây dựng nhằm giúp các tổ chức có được một công cụ cần thiết áp dụng các quy phạm an toàn thông tin tốt nhất vào hoạt động kinh doanh hàng ngày. Cho dù bạn là một công ty lớn hay nhỏ, thì ISO 27000 TOOLKIT cũng đều có thể đưa ra một phạm vi thông tin toàn diện nhất nhằm đảm bảo an toàn cho thông tin của bạn.
ISO 27000 TOOLKIT được xây dựng dựa trên kinh nghiệm phong phú của các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực an toàn thông tin từ nhiều ngành khác nhau, những người mà bản thân họ đã điều hành các dự án an toàn hệ thống kinh doanh một cách thành công trên thế giới. ISO 27000 TOOLKIT đưa ra một phạm vi rộng lớn về Khung Chính sách mà có thể thay đổi và áp dụng theo nhu cầu riêng của từng tổ chức và từ đó có thể xây dựng Văn hóa An ninh Thông tin một cách toàn diện.
ISO 27000 TOOLKIT là tập hợp các tài liệu và tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp đạt được mục đích bảo toàn an ninh thông tin của mình. Nội dung của bộ tiêu chuẩn này bao gồm:
- Phiên bản mới nhất ISO/IEC 27002 (ISO 17799) và ISO/IEC 27001 (trước đây là BS 7799-2).
- Bộ chính sách đầy đủ về an toàn thông tin phù hợp với ISO 27002.
- Phần giới thiệu về ISO 17799 / ISO 27001 / ISO 27002 dưới dạng PowerPoint
- Công cụ lập kế hoạch khôi phục dữ liệu ( ISO27002 phần 11).
- Sơ đồ chứng nhận.
- Công cụ kiểm tra (bản danh sách các mục cần kiểm tra, v.v...) dùng cho hệ thống mạng lưới hiện đại (phần 12).
- Danh sách đầy đủ các thuật ngữ chuyên môn về máy tính và an toàn thông tin.
- Bảng câu hỏi phân tích tác động đối với kinh doanh.
ISO 27001: Công nghệ thông tin. Kỹ thuật an toàn. Hệ thống quản lý an toàn thông tin. Các yêu cầu_Information technology. Security techniques. Information Security management system. Requirements;
ISO 27002: Công nghệ thông tin. Kỹ thuật an toàn. Qui phạm thực hành về quản lý an toàn thông tin (ISO/IEC 17799:2005)_ Information technology. Security techniques. Code of practice for information security management (ISO/IEC 17799:2005);
Đây là một bộ tổng hợp gồm hàng trăm chính sách an toàn thông tin theo ISO 27002/17799. Các chính sách đều đã được thử nghiệm và kiểm tra – và đã được sử dụng trên 20 nước. Ngoài ra còn có các ghi chú giải thích cùng với các vấn đề chủ chốt để cân nhắc khi nào áp dụng từng chính sách. Các chính sách còn được tham chiếu chéo với mục tương ứng trong ISO 27002, cung cấp đường link cần thiết để đối chiếu ngược với tiêu chuẩn. Các chính sách này giúp bạn tham khảo phần 3 của tiêu chuẩn một cách tin cậy

ISO 14000

ISO 14000 là gì?

ISO 14000 là Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) bắt đầu xây dựng một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý môi trường gọi là ISO 14000. Bộ tiêu chuẩn này gồm 3 nhóm chính:
Nhóm kiểm toán và đánh giá môi trường.
Nhóm hỗ trợ hướng về sản phẩm.
Nhóm hệ thống quản lý môi trường.

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 14000


Khi áp dụng ISO 14000, tổ chức sẽ
1. Giảm thiểu chất thải trong sản xuất bằng cách:
- Quản lý và kiểm soát toàn bộ hệ thống.
- Tái sử dụng, tái chế chất thải.
2. Sử dụng tiết kiệm và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên:
- Ngăn ngừa tình trạng lãng phí nguyên vật liệu.
- Tái sử dụng những phế phẩm của công đoạn trước.
- Sử dụng hóa chất thay thế ít độc hại.
3. Hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí thanh tra:
- Tránh tình trạng bị động thường xuyên do những vấn đề về môi trường.
- Nhà xưởng an toàn.
- Sức khỏe người lao động được bảo đảm.
- Giảm chi phí cho việc nộp phạt.
4. Rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục cấp giấy phép do:
- Hoàn thành trách nhiệm về mặt môi trường
- Tạo lòng tin đối với cơ quan chức năng và các cấp liên quan.
- Cải thiện những tác động chung đối với môi trường tại địa bàn.
5. Góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế:
- Quản lý môi trường và quản lý chất lượng được phối hợp chặt chẽ.
- Tính toán được chi phí môi trường.
- Môi trường tốt Tác động môi trường ít Hiệu quả kinh tế cao.
6. Nhấn mạnh việc cam kết bảo vệ môi trường đối với cơ quan chức năng và trong quan hệ với khách hàng.
7. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:
- Tạo hình ảnh tốt về doanh nghiệp cho khách hàng.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Lợi thế xâm nhập các thị trường đưa yêu cầu bắt buộc phải có chứng chỉ phù hợp ISO 14000.

ISO 22000

ISO 22000 LÀ GÌ

ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn mới được tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành ngày 1 tháng 9 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006. ISO 22000 được coi như là một bộ tiêu chuẩn khuôn mẫu có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức tham gia chuỗi thực phẩm nhằm cung cấp những sản phẩm thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tại EU,ISO 22000 đã được chập thuận và thay thế tiêu chuẩn DS 3027. Tiêu chuẩn này kết hợp các thành tố cơ bản để đảm bảo an toàn thực phẩm trong cả chuỗi thực phẩm bao gồm : · Thông tin tương tác Thông tin trong suốt chuỗi thực phẩm là tối quan trọng để đảm bảo rằng mọi mối nguy về an toàn thực phẩm đều được phát hiện và kiểm soát ở mỗi mắt xích của chuỗi cung cấp thực phẩm. Đó là thông tin về nhu cầu của một tổ chức đối với tổ chức đứng trước và sau nó trong chuỗi. Việc trao đổi thông tin với khách hàng và nhà cung cấp, dựa trên thông tin nhận được từ việc phân tích một cách hệ thống các mối nguy ATTP, cũng sẽ hỗ trợ đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng và nhà cung cấp phù hợp với thực lực, nhu cầu và tác động của họ đến thành phẩm. Tiêu chuẩn này yêu cầu việc trao đổi thông tin như vậy phải được dự kiến và duy trì. · Quản lý hệ thống Các hệ thống an toàn thực phẩm hữu hiệu nhất được thiết kế, vận hành và cập nhật như một hệ thống quản lý và được thâm nhập vào các hoạt động quản lý của toàn bộ tổ chức. Điều này đảm bảo lợi ích tối đa cho tổ chức và các bên liên quan. ISO 22000 đã xem xét các yêu cầu của ISO 9001:2000 để tăng cường độ tương thích giữa hai tiêu chuẩn và cho phép tích hợp hợp chúng. · Kiểm soát mối nguy ATTP Các hệ thống hữu hiệu, để kiểm sóat các mối nguy ATTP cho an tòan thực phẩm và duy trì chúng ở mức chấp nhận được để chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đòi hỏi một sự kết hợp hài hòa các chương trình tiên quyết với kế hoạch HACCP chi tiết. Trong đó, một chương trình tiên quyết là một/nhiều thủ tục hay một/nhiều hướng dẫn, đặc thù cho từng quy mô và tính chất của công việc, giúp tăng cường và/ hoặc duy trì điều kiện vận hành để việc kiểm soát các mối nguy thực phẩm được hữu hiệu hơn và kiểm soát khả năng xuất hiện các mối nguy, cũng như sự xâm nhập hoặc gia tăng của chúng trong thực phẩm và môi trường chế biến. ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức trong chuỗi thực phẩm ISO 22000 sẽ kết hợp uyển chuyển các nguyên tắc HACCP với các chương trình tiên quyết, đồng thời sử dụng việc phân tích các mối nguy để xác định chiến lược đảm bảo kiểm soát mối nguy. Tiêu chuẩn làm khá rõ những khái niệm về những chương trình tiên quyết. Các chương trình tiên quyết này chia làm hai loại: Chương trình về cơ sở vật chất và duy trì; Chương trình về vận hành. Chương trình về cơ sở vật chất và duy trì là những yêu cầu cơ bản về vệ sinh thực phẩm và thực hành tốt mang tính chất thường xuyên, còn chương trình về vận hành lại là các yêu cầu kiểm soát hoặc giảm thiểu các mối nguy ATTP có trong sản phẩm hay trong môi trường chế biến. Kế hoạch HACCP được dùng để kiểm soát các điểm quan trọng được xác định trong quá trình phân tích các mối nguy để hạn chế, phòng ngừa và giảm bớt các mối nguy đã được nhận diện cho an toàn thực phẩm.

ISO 9001

 + Lịch sử về iso.


Được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. ở một số nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc. ISO có khoảng 180 Uỷ ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ công nghiệp chế tạo điện và điện tử. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công bố là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình.


ISO 9000 LÀ GÌ?


  • Là bộ tiêu chuẩn quốc tế ban hành bởi tổ chức ISO (International Organization for Standardization) về hệ thống quản lý chất lượng 
  • Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được ban hành dựa trên đúc kết các kiến thức và kinh nghiệm quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới thành các nguyên tắc 
  • Tiêuchuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 sử dụng để chứng nhận cho các hệ thống quản lý chất lượng 
  • Chứng chỉ ISO 9001 không chứng nhận cho chất lượng sản phẩm của một tổ chức mà chứng nhận rằng một tổ chức có hệ thống quản lý giúp cho tổ chức đó đạt sự thỏa mãn của khách hang

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ÐỂ ÁP DỤNG ISO 9000

  • Soạn thảo hệ thống tài liệu.
  • Áp dụng có hiệu quả theo hệ thống tài liệu đã viết.
  • Kiểm tra, điều chỉnh lại những gì làm chưa phù hợp, chưa hiệu quả.
  • Lưu trữ bằng chứng của việc thực hiện.
  • Thu thập, xử lý thông tin.
  • Cải tiến hệ thống, nâng cao khả năng cạnh tranh.

LỢI ÍCH CỦA TỔ CHỨC KHI ÁP DỤNG VÀ CHỨNG NHẬN ISO 9001


1. Về quản lý nội bộ: 

  • Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả. 
  •  
  • Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí. 
  •  
  • Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 
  •  
  • Nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết. 
  •  
  • Củng cố uy tín của lãnh đạo.
  •  
  • Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm. 
  •  
  • Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên. 
  •  
  • Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng. 
  •  
  • Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên. 

2. Về đối ngoại: 

  • Tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. 
  •  
  • Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của khách hàng. 
  •  
  • Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện. 
  •  
  • Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 
  •  
  • Củng cố và phát triển thị phần. Giành ưu thế trong cạnh tranh. 
  •  
  • Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực. 
  •  
  • Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp. 
  •  
  • Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng. 



Rất mong được hợp tác với Quý khách

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


CÔNG TY TNHH KHOA HỌC ỨNG DỤNG QMC
Địa chỉ: A20 - Lô 6 - Khu đô thị Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội.
Điện thoại: 0983 129 526 / 04.3640 8365 | Fax: 04.3640 8365 |  Website: qmc-hn.com

 

CÔNG TY TNHH KHOA HỌC ỨNG DỤNG QMC
Địa chỉ: A20 - Lô 6 - Khu đô thị Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội | Điện thoại: 0983 129 526 / 04.3640.8365 - Fax: 04.3640.8365 - Email: chatluong@qmc-hn.com | Web: http://www.qmc-hn.com/